Mùa hè đã đến, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến các bạn rất dễ gặp hiện tượng say nắng-say nóng (tăng thân nhiệt, yếu cơ, chuột rút, choáng váng, mê sảng, ngất…).

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh hiện tượng này? Mời các bạn tìm hiểu qua hình ảnh bên dưới 👇👇👇

👉 1. Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

👉 2. Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

👉 3. Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 phút.

👉 4. Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm…

👉 5. Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò… rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.

👉 6. Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

👉 7. Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.

BS NGUYỄN HÀ NAM HUÂN

Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định

—–
CLB THẦY THUỐC TRẺ TỈNH BÌNH ĐỊNH

🏢 Địa chỉ: Khu vực 5, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
☎️Tel: (0256) 6250 277
🌎 Web: www.thaythuoctrebinhdinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *